Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

Huyền thoại về con đường tơ lụa


Lụa tơ tằm là loại vải truyền thống đối với dân tộc Việt Nam, bắt nguồn từ truyền thuyết về nàng công chúa xinh đẹp con gái vua Hùng - Công chúa Thiều Hoa - tổ nghề dệt lụa. Ở những thời kì thịnh vượng nhất trong lịch sử của lụa tơ tằm, lụa được trao đổi, buôn bán rộng khắp các quốc gia trên thế giới, hình thành nên cả một "Con đường tơ lụa" vang danh bốn bể.

Con đường tơ lụa thế giới

Từ xa xưa, lụa đã nằm trong danh sách những loại vải sang trọng nhất thế giới. Nhu cầu đặc biệt của thứ vải này cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành của “Con đường to lụa”- con đường thương mại nổi tiếng vận chuyển lụa sang phương Tây đem về ngoại tệ, vàng bạc cho các nước Phương Đông.
Con đường thương mại này có tên là con đường tơ lụa sau khi vải lụa được coi là thứ hàng hóa quý giá đắt hơn cả vàng. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã đồng thời những thương nhân các vùng khác cũng tìm đến Trung Hoa. Từ Đây con đường phát triển với tốc độ chóng mặt. Nó trải dài 6000km từ phía Đông Trung Quốc đến Biển Địa Trung Hải, chay theo Vạn Lý Trường Thành, qua dãy núi Pamir, vắt ngang qua nước Afghanistan và kéo dài đến Trung Đông.

Kết quả hình ảnh cho con đường tơ lụa
(Hình ảnh: Con đường tơ lụa Thế giới)

Trung quốc là nước đầu tiên tìm ra tơ tằm, chính vì thế Trung Quốc được coi là quốc gia độc quyền xuất khẩu lụa trên con đường tơ lụa hàng trăm năm. Nhưng theo quy luật, đến cuối cùng nghề lụa cũng bị tiết lộ ra ngoài dưới thời đế chế Byzantine.
Các sản phẩm lụa dần phổ biến ở khắp Châu Phi, Sicily và Tây Ban Nha. Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha trở thành trung tâm sản xuất lụa lớn nhất châu Âu.
Vào thế kỉ 13, Italia soán ngôi và trở thành người đứng đầu châu Âu về dệt và xuất khẩu lụa. Đến ngày nay lụa được sản xuất ở một số nơi trên đất nước Italia vẫn rất nổi tiếng.
Thế kỉ 19, ngành sản xuất lụa ở châu Âu đi xuống. Vải lụa Nhật Bản dần chiếm lĩnh thị trường lụa vì có giá rẻ hơn. Sau đó đến thế kỉ 20, các loại vải nhân tạo ra đời ví dụ như nylon sử dụng làm một số sản phẩm vốn dĩ trước đây được làm bằng lụa. Cuộc chiến tranh thế giới vào giai đoạn này cũng làm gián đoạn con đường thương mại này. Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản  đã khôi phục ngành sản xuất lụa và đồng thời cải tiến sản phẩm mang tới sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây tiếp tục lấy lại được vị thế của mình trong nền công nghiệp sản xuất lụa tơ tằm và trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu lụa thô và sợi lụa lớn nhất thế giới.

Việt Nam đóng góp vào sự phát triển của con đường tơ lụa

Sau sự "suy tàn" của Con đường tơ lụa trên cạn, Con đường tơ lụa trên biển nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường lúc bấy giờ. ới hải trình xuất phát từ  Roma qua các hải cảng vùng Trung Cận Đông như: Al Tur, Fustat, Cairo... men theo bờ biển phía nam Ấn Độ qua Thái Lan vòng xuống eo Malacca để vào vùng biển Thái Bình Dương. Tiến vào Việt Nam qua các cảng: Côn Đảo - Cù Lao Chàm - Hội An - vào vùng biển Nam Trung Hoa rồi qua nam Nhật Bản.

Kết quả hình ảnh cho con dường tơ lụa hội an
(Hình ảnh: Con đường tơ lụa trên biển)

Do vậy, Hội An là thương cảng quan trọng, nối vào “Con đường tơ lụa trên biển”, đưa lụa của xứ Đàng Trong đi Trung Hoa, Nhật Bản và các nước châu Âu. Gần Hội An có vùng Gò Nổi vốn là cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm bên sông Thu Bồn. Nguồn tơ sống của Xứ Quảng khi dưới thời Chúa Nguyễn hết sức dồi dào. Hằng năm, tàu thuyền của Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan... đã đến đây để mua tơ sống và các loại lụa. 

Kết quả hình ảnh cho con dường tơ lụa hội an
(Hình ảnh: Làng lụa Hội An)

Có thể nói, con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại, một minh chứng cho hoạt động giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế, kích thích ngoại thương phát triển, giao lưu cả về kinh tế, văn hoá, chính trị của Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế. Việt Nam vừa là quốc gia được hưởng lợi, đồng thời cũng là quốc gia có đóng góp trong sự hình thành và phát triển của con đường tơ lụa trên biển đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét