Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Lịch sử lụa tơ tằm trên thế giới


Lịch sử lụa tơ tằm trên thế giới

Lụa tơ tằm được biết đến là loại vải xa xỉ bậc nhất thế giới. Đây là một loại vai tự nhiên 100% làm từ sợi tơ của con tằm. Bắt nguồn từ Trung Quốc và phát triển cho đến ngày hôm nay.
Tương truyền răng, loại vải này được vợ của Hoàng Đế Trung Quốc khoảng 3000 năm trước công nguyên - bà Lei Tzu đã khám phá ra sự kì diệu bên trong loài sâu tằm. Truyền thuyết kể rằng, trong một lần đi dạo trong vườn, bà đã dừng lại bên cây dâu tằm và nhìn thấy những chú sâu đang gọt dần những chiếc lá trên cây, bà đưa tay nhặt một số kén tằm sau đó dừng ngồi nghỉ uống trà. Chẳng biết sơ sảy hay gọi là định mệnh, một cái kén tằm đã rơi vào trong ly trà nóng và dần bung ra thành những sợi chỉ mỏng. Lei Tzu đã nhận thấy giá trị của những sợi tơ này, bà xin hoàng đế cho nuôi những chú sâu này trên cây dâu trong vườn, sau đó tự nghĩ cách làm ra guồng quay một loại công cụ có thể tách những cái kén thành những sợi tơ tằm để dệt thành vải. 
Kết quả hình ảnh cho truyền thuyết lụa tơ tằm trên tg
(Hình ảnh: Luạ tơ tằm)

Lụa đã tồn tại ở Trung Quốc mấy nghìn năm nay, ban đầu nuôi tằm, dệt lụa là công việc chỉ dành cho phụ nữ, người nuôi, người dệt... Lụa là loại vải thượng hạng, biểu tượng cho địa vị, quyền quý. Vì vậy đây là loại vải chỉ dành riêng cho hoàng tộc mới có quyền mặc trang phục làm từ lụa. Dần dần, luật lệ này được nới lỏng, mọi tầng lớp đều có thể sử dụng lụa, người nông dân, tầng lớp thấp nhất cũng có thể mặc quần áo lụa. Bạn có thể tưởng tượng ra giá trị quý giá của nó khi biết được lụa đã trở thành đơn vị tiền tệ mới. Cụ thể vào triều đại nhà Hán( 206TCN - 220SCN), chính quyền đã trả lương cho người dân bằng lụa, nông dân đóng thuế cũng bằng lụa, lụa làm quà tặng ngoại giao. Lụa có mặt khắp mọi nơi: dây cung làm bằng lụa, nhạc cụ làm bằng lụa, giấy viết làm bằng lụa...

Sự hình thành con đường thông thương nổi tiếng thế giới - Con đường tơ lụa


Chính sức nóng của loại vải lụa đã tạo ra cả một con đường thông thương trải dài 6000 km , đặt tên theo hàng hóa giá trị nhất - Con đường tơ lụa.
Con đường này được hình thành dựa trên nhu cầu mang lụa đến các nước phương Tây, đổi lấy vàng bạc, lông cừu cho phương Đông. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã đồng thời những thương nhân các vùng khác cũng tìm đến Trung Hoa. Từ Đây con đường phát triển với tốc độ chóng mặt. Nó trải dài từ phía Đông Trung Quốc đến Biển Địa Trung Hải, chay theo Vạn Lý Trường Thành, qua dãy núi Pamir, vắt ngang qua nước Afghanistan và kéo dài đến Trung Đông.
Trung quốc là nước đầu tiên tìm ra tơ tằm, chính vì thế Trung Quốc được coi là quốc gia độc quyền xuất khẩu lụa trên con đường tơ lụa hàng trăm năm. Nhưng theo quy luật, đến cuối cùng nghề lụa cũng bị tiết lộ ra ngoài dưới thời đế chế Byzantine.
Vào thế kỉ 7, người Ả Rập thôn tính Persia và chiếm được loại lụa tuyệt đẹp này.
Các sản phẩm lụa dần phổ biến ở khắp Châu Phi, Sicily và Tây Ban Nha khi Ả Rập thôn tính các quốc gia này. Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha trở thành trung tâm sản xuất lụa lớn nhất châu Âu.
Vào thế kỉ 13, Italia soán ngôi và trở thành người đứng đầu châu Âu về dệt và xuất khẩu lụa. Đến ngày nay lụa được sản xuất ở một số nơi trên đất nước Italia vẫn rất nổi tiếng.
Kết quả hình ảnh cho con đường tơ lụa

(Hình ảnh: Con đường tơ lụa thế giới)

Thế kỉ 19, ngành sản xuất lụa ở châu Âu đi xuống. Vải lụa Nhật Bản dần chiếm lĩnh thị trường lụa vì có giá rẻ hơn. Sau đó đến thế kỉ 20, các loại vải nhân tạo ra đời ví dụ như nylon sử dụng làm một số sản phẩm vốn dĩ trước đây được làm bằng lụa. Cuộc chiến tranh thế giới vào giai đoạn này cũng làm gián đoạn con đường thương mại này. Sau chiến tranh thế giới, Nhật Bản  đã khôi phục ngành sản xuất lụa và đồng thời cải tiến sản phẩm mang tới sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây tiếp tục lấy lại được vị thế của mình trong nền công nghiệp sản xuất lụa tơ tằm và trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu lụa thô và sợi lụa lớn nhất thế giới.

Sự suy tàn của con đường tơ lụa:

Sự sụp đổ của nhà Đường vào thế kỉ 10 đã giáng một đòn chí mạng lên hoạt động buôn bán của con đường tơ lụa. Cộng thêm nữa, vào thế kỉ thứ 13 sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa giữa châu Á và châu Âu đã dẫn đến việc tìm kiếm một con đường giao thương trên biển. Việc tìm ra con đường biển nối liền châu Á với châu Âu vào cuối thế kỉ 16 đã làm cho hoạt động buôn bán trên con đường tơ lụa trở thành thảm cảnh. Nhiều nguyên liệu trước kia không thể vận chuyển trên con đường tơ lụa nay đã có thể vận chuyển bằng đường biển, với chi phí rẻ hơn, ít bất trắc, phiền phức hơn. Và quan trọng, người Ba Tư đã nắm được kĩ thuật nuôi tằm, đồng thời giảm việc nhập lụa từ các nước phương Đông.
Kể từ đây, các hoạt động buôn bán trên con đường phồn thịnh này dần trở nên ảm đạm. Những con đường tấp nập, thành phố sầm uất mất dần, chỉ còn lại sa mạc rộng lơn. Ngày nay, con đường tơ lụa chỉ còn nhà những mảnh kí ức sót lại về một thời kì huy hoàng của con đường thông thương bậc nhất thế giới.
Kết quả hình ảnh cho con đường tơ lụa

(Hình ảnh: Con đường tơ lụa trên cạn dần suy tàn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét