Lụa tơ tằm là loại lụa truyền thống của dân tộc. Lụa được tạo ra bởi sự cần mẫn nhả tơ của những chú tằm, dưới đôi bàn tay tài hoa của những người nông dân chăn tằm, dệt lụa. Loại vải này có độ mịn, bóng, do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó với nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ óng ánh đặc trưng.
Vì tính chất cách nhiệt tốt nên sản phẩm được làm từ vải lụa tơ tằm mát về mùa hè và ấm về mùa đông, hút ẩm tốt. Được ưu tiên sử dụng làm chất liệu may áo dài, khăn choàng, cà vạt cho nam giới.
Bên cạnh đó, vì là chất liệu tơ tằm tự nhiên, nên trong việc bảo quản lụa hơi “khó chiều” so với các loại vải thông thường. Vải lụa tơ tằm đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận và cầu kỳ để giữ được chất liệu vải cũng như màu sắc . Nhược điểm của lụa tơ tằm là dễ co , kém chịu nhiệt độ , kém bền với chất kiềm. Để giữ lụa luôn bóng đẹp, tuổi thọ dài hơn hãy tham khảo một số tips về bảo quản lụa nhé.
( Hình ảnh: Giặt tay lụa tơ tằm)
Về vải lụa, đây là chất liệu dễ bám bẩn, bụi. Để dễ dàng nhất trong việc làm sạch lụa bạn hãy giặt chúng ngay sau khi sử dụng. Nên giặt bằng tay, nhẹ nhàng không chà xát hoặc vò mạnh vì xuống nước đã làm cho lụa trở nên nhạy cảm.
Giặt và xả vải nên dùng nước lạnh, tránh dùng nước ấm hoặc nóng.
Bạn cũng không nên sử dụng xà phòng thông thường để làm sạch lụa. Vì bản chất là sợi tơ thiên nhiên, khi tiếp xúc với chất làm sạch hóa học mạnh như xà phòng làm cho vải lụa biến dạng, nhanh mục hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ dịu, thân thiện như dầu gội, sữa tắm của trẻ em.
( Hình ảnh: Sữa tắm trẻ em )
Một tips “xịn sò” dành cho những sản phẩm lụa có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng nó để tránh bám màu sang đồ khác. Lúc giặt hãy thêm một vài giọt chanh hoặc giấm sẽ giúp giữ màu hiệu quả đấy!
Thêm nữa, khi xả sạch khăn với nước sạch, thêm một ít nước xả vải để khăn luôn tỏa ra hương thơm dịu dàng nhé.
Khi phơi nên phơi căng bề mặt lụa để hạn chế việc lụa bị nhàu nhĩ, mất dáng.
Chỉ nên dùng bàn là để làm phẳng lụa khi thực sự cần thiết, vì bạn biết đấy. “nàng lụa” chẳng mấy ưa nhiệt độ, từ nhiệt độ ánh sáng đến nhiệt đồ bàn ủi.
Lưu ý khi dùng bàn ủi: là ở mặt trái của lụa, điều chỉnh mức nhiệt độ bàn ủi thích hợp cho lụa là 120 - 140 độ C.
Hơn nữa, nhiệt độ dành cho loại vải này không quá cao cũng không quá thấp để tránh hư tổn. Tốt nhất là bạn nên cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, đặt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.Tốt nhất là bạn nên cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, đặt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.
( Hình ảnh: Cách là ủi lụa tơ tằm )
Nếu trong quá trình sử dụng - bảo quản lụa hay gặp những rắc rối bởi các vết bẩn cứng đầu, hãy đem sản phẩm lụa của bạn đến tại địa chỉ 149 Đề Thám, Quận 1 - Nhasilk rất hân hạnh được phục vụ và hỗ trợ, tư vấn những cách làm sạch, chất tẩy phù hợp cho loại lụa của bạn.
Vì tính chất cách nhiệt tốt nên sản phẩm được làm từ vải lụa tơ tằm mát về mùa hè và ấm về mùa đông, hút ẩm tốt. Được ưu tiên sử dụng làm chất liệu may áo dài, khăn choàng, cà vạt cho nam giới.
Bên cạnh đó, vì là chất liệu tơ tằm tự nhiên, nên trong việc bảo quản lụa hơi “khó chiều” so với các loại vải thông thường. Vải lụa tơ tằm đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận và cầu kỳ để giữ được chất liệu vải cũng như màu sắc . Nhược điểm của lụa tơ tằm là dễ co , kém chịu nhiệt độ , kém bền với chất kiềm. Để giữ lụa luôn bóng đẹp, tuổi thọ dài hơn hãy tham khảo một số tips về bảo quản lụa nhé.
Cách giặt lụa tơ tằm
Điều đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bắt tay vào giặt, không chỉ đối với lụa mà tất cả các sản phẩm vải khác, chúng ta hãy lưu ý dành thời gian đọc kĩ chỉ dẫn cách giặt và bảo quản lụa trên miếng tag may liền với sản phẩm nhé. Đối với lụa, nếu trên nhãn mác ghi rõ “Chỉ được giặt khô” thì cần phải “nghiêm chỉnh tuân thủ” vì sản phẩm sẽ nhạy cảm khi giặt thường gây co rúm và phai màu.( Hình ảnh: Giặt tay lụa tơ tằm)
Về vải lụa, đây là chất liệu dễ bám bẩn, bụi. Để dễ dàng nhất trong việc làm sạch lụa bạn hãy giặt chúng ngay sau khi sử dụng. Nên giặt bằng tay, nhẹ nhàng không chà xát hoặc vò mạnh vì xuống nước đã làm cho lụa trở nên nhạy cảm.
Giặt và xả vải nên dùng nước lạnh, tránh dùng nước ấm hoặc nóng.
Bạn cũng không nên sử dụng xà phòng thông thường để làm sạch lụa. Vì bản chất là sợi tơ thiên nhiên, khi tiếp xúc với chất làm sạch hóa học mạnh như xà phòng làm cho vải lụa biến dạng, nhanh mục hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ dịu, thân thiện như dầu gội, sữa tắm của trẻ em.
( Hình ảnh: Sữa tắm trẻ em )
Một tips “xịn sò” dành cho những sản phẩm lụa có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng nó để tránh bám màu sang đồ khác. Lúc giặt hãy thêm một vài giọt chanh hoặc giấm sẽ giúp giữ màu hiệu quả đấy!
Thêm nữa, khi xả sạch khăn với nước sạch, thêm một ít nước xả vải để khăn luôn tỏa ra hương thơm dịu dàng nhé.
Lưu ý khi phơi, là ủi các sản phẩm lụa
Hãy nhớ rằng khi giặt xong đừng nên vắt lụa nhé! đối với một số người thường có thói quen vắt ráo nước trước khi phơi cho mau khô. Nhưng với lụa thì tuyệt đối không nên. Trong quá trình phơi cũng cần chọn những nơi nắng dịu, thoáng gió bởi ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu thẳng vào bề mặt lụa tơ tằm làm cho vải giòn, khô và cứng. Thường xuyên lặp lại việc phơi ở nhiệt độ cao, Vải sẽ mất đi độ mịn màng, bóng và óng ánh. Lụa nhanh bị cũ, sờn.Khi phơi nên phơi căng bề mặt lụa để hạn chế việc lụa bị nhàu nhĩ, mất dáng.
Chỉ nên dùng bàn là để làm phẳng lụa khi thực sự cần thiết, vì bạn biết đấy. “nàng lụa” chẳng mấy ưa nhiệt độ, từ nhiệt độ ánh sáng đến nhiệt đồ bàn ủi.
Lưu ý khi dùng bàn ủi: là ở mặt trái của lụa, điều chỉnh mức nhiệt độ bàn ủi thích hợp cho lụa là 120 - 140 độ C.
Hơn nữa, nhiệt độ dành cho loại vải này không quá cao cũng không quá thấp để tránh hư tổn. Tốt nhất là bạn nên cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, đặt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.Tốt nhất là bạn nên cho chúng vào túi ni lông, cột chặt, đặt vào ngăn đá tủ lạnh một lúc rồi lấy ra ủi sẽ phẳng như bình thường.
( Hình ảnh: Cách là ủi lụa tơ tằm )
Bảo quản lụa đúng cách
Khi không sử dụng đồ lụa tơ tằm trong một thời gian dài , nên bảo quản trong những bao gói bằng Cotton , hoặc túi giấy sạch để đồ không bị bám bụi và luôn mềm mại , tránh sử dụng bao túi Nilon có thể gây xỉn màu hoặc ố vàng.Nếu trong quá trình sử dụng - bảo quản lụa hay gặp những rắc rối bởi các vết bẩn cứng đầu, hãy đem sản phẩm lụa của bạn đến tại địa chỉ 149 Đề Thám, Quận 1 - Nhasilk rất hân hạnh được phục vụ và hỗ trợ, tư vấn những cách làm sạch, chất tẩy phù hợp cho loại lụa của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét