Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Lụa tơ tằm - Những điều có thể bạn chưa biết


Lụa tơ tằm là loại vải tự nhiên có tuổi đời hàng nghìn năm, gắn bó với người nông dân Việt Nam qua nhiều thế hệ, song hành cùng đất nước qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Lụa được coi như là một nét đẹp truyền thống Việt, là tinh hoa văn hóa dân tộc. Bài viết này sẽ cung cấp những điều bạn cần biết về thứ vải “ nữ hoàng” - lụa tơ tằm.

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm

Nuôi tằm

Công đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình tạo ra những thước lụa là nuôi tằm hay thường gọi là chăn tằm. Giống tằm ưa khí hậu mát mẻ, vì vậy việc chọn thời điểm nuôi tằm rất quan trọng. Tằm thường được nuôi vào mùa thu và mùa xuân, tiết trời mát giúp tằm phát triển tốt, cho ra những sợi tơ chất lượng.
Tằm là một loại sâu nhỏ dài tầm 7 - 8 cm, Ngài đẻ trứng vào trong những cái mẹt có trải giấy bản sạch đã được chuẩn bị sẵn, trứng nó bé và có màu  trắng, hồng hồng. Sau tầm 24 tiếng có thể sớm hoặc muộn hơn, trứng tằm sẽ chuyển dần sang màu xám. Sau đấy, những chú tằm non chui ra từ trong trứng bắt đầu thực hiện sứ mệnh. Tằm ăn rất nhiều trong suốt vòng đời của nó, thứ thức ăn duy nhất của chúng là lá dâu. Khi tằm còn bé, người ta phải ưu tiên chọn những chiếc lá dâu non, rửa sạch để ráo nước hoàn toàn rồi mới đem thái thật nhỏ, rải đều và cẩn thận, nhẹ nhàng lên nong để không đè chết tằm.

(Hình ảnh: Tằm non đang ăn lá dâu)

Vòng đời của một con tằm từ khi nở đến khi đóng kén tạo tơ là khoảng từ 23 đến 25 ngày. Cứ sau gần một tuần, tằm lại lột xác một lần. Trước khi lột xác là thời gian tằm ngủ. Chúng nằm yên không động đậy, ngừng ăn lá, đầu ngẩng cao khoảng hai ngày thì lột xác. Lúc ấy là tằm thêm một tuổi nữa.
Tằm càng lớn, chúng ăn lại càng nhiều, ăn từ năm đến bảy cữ, không kể ngày đêm. Tằm tuổi năm là lúc tằm ăn nhiều nhất, nó ăn hết cả lá non, lá bánh tẻ, lá già để tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho việc nhả tơ. Tằm chín dài khoảng bằng ngón tay út, màu trắng sữa, trơn và căng bóng dần dần ngả màu vàng. Bên trong tằm chưa đầy chất dịch màu vàng óng, nhây và rất dính. Lúc này tằm có xu hướng ngoi đầu lên tìm chỗ để nhả tơ tạo kén.


( Hình ảnh: Tằm chín)

Nhả tơ tạo kén

Tằm chín phải kịp thời bắt tằm lên né ngay để tằm nhả tơ, tạo kén. Né là 1 lớp khung làm từ khung cây đây gồm 5 lớp, các thân cây được xếp và buộc tạo thành các ô hình chữ nhật thông thoáng. Khi tằm lên né cần phải đặt ở ngoài sân thoáng, nắng dịu hoặc hong bằng bếp than bởi vì sợi tơ tằm nhả ra cần khô nhanh thì kén mới đẹp, cứng cáp. “Vũ công tằm” bắt đầu “vũ điệu” tạo kén, nó xoay mình tầm 20 vạn vòng, sợi tơ dài khoảng 12km bao bọc lấy nó. Sau khoảng một tuần, tằm hóa nhộng.
Tùy theo thời tiết, có thể 10 -15- 20 ngày nhộng hóa thành ngài tiết dịch làm mềm kén, cắn kén chui ra tiếp tục lặp lại vòng đời. Cho nên, trừ kén giống những cái kén còn lại được đem đi ươm tơ, kéo sợi, dệt ra những tấm lụa óng ánh say đắm lòng người.  Để đạt được công quả là chiếc kén tằm vàng óng này, Tằm ta đã qua 5 lần lột xác, 3 lần thay hình đổi dạng thành 4 hình thái: Trứng – Sâu Tằm( 5 lần lột xác) – Nhộng Tằm – Ngài ( Bướm) Tằm.

( Hình ảnh: Tằm nhả tơ tạo kén)

Ươm tơ

Tiếp theo là đến công đoạn ươm tơ, để ươm tơ đầu tiên phải thả kén vào nồi nước sôi hay chảo miệng rộng, đảo kén thành từng nhóm nổi trên mặt nước để làm cho lớp keo serisin tan ra 1 phần, kén mềm lớp áo kén ngoài bông qua thì mới tìm được mối tơ gốc để xuyên sợi tơ, khoảng 10 sợi tơ mảnh, trong suốt được người thợ ươm tơ kéo rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành 1 sợi chỉ tơ. Mỗi cái kén sẽ được kéo hết tơ cho đến khi chỉ còn lại 1 lớp xốp mềm. Tùy theo loại tơ sẽ lấy đầu lấy giữa hay lấy sát con nhộng mà người ta sẽ phân thành tơ nõn, tơ nãi, tơ đũi hay tơ gốc. Sợi chỉ tơ được quấn vào những con sút giống như lõi ống chỉ xếp cả đống thành hàng ngang cho chạy vào những luồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi, cuộn thành những bó tơ sống rồi mang ra phơi nắng. Sợi tơ tằm là một trong những loại sợi tự nhiên có độ chắc cao,về tính chất sợi tơ gần giống với sợi len và tóc người .

( Hình ảnh: Ươm tơ)


Se sợi dệt lụa

Từ sợi tơ tằm tuỳ theo chất lượng, cách xoắn sợi tơ sẽ có được những loại tơ với tên gọi và chất lượng khác nhau.Tùy vào số lượng sợi se mà vải lụa sẽ điều chỉnh độ dày mỏng, tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú.
Những tấm lụa mới dệt xong được gọi là lụa mộc. Lụa mộc chỉ có màu trắng ngà, vẫn còn thô cứng nên trước khi tiến hành nhuộm màu cần ngâm lụa mộc trong nước nóng. Các lớp keo bám trên lụa sẽ dần nhả ra dần. Cuối cùng, chúng ta có kể đem lụa đi nhuộm làm thành vải lụa hoàn chỉnh. Như vậy quy trình tạo ra lụa tơ tằm truyền thống hoàn thành.

Mua lụa tơ tằm ở đâu?

Như bạn đã biết, để sản xuất ra được những thước lụa tơ tằm cần trải qua cả một quy trình và mất rất nhiều công sức của người nông dân. Vậy làm sao để mua được những sản phẩm lụa tơ tằm chính hãng, hoàn toàn dệt bằng phương pháp thủ công. Nhasilk chắc chắn sẽ đáp ứng hết những yêu cầu đó của bạn.
Nhasilk là thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm lụa tơ tằm dệt truyền thống như cà vạt, khăn, vải lụa uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn hãy ghé thăm cửa hàng tại địa chỉ 149 Đề Thám, quận 1, tham quan, trải nghiệm mua sắm thú vị tại “thiên đường lụa Việt” Nhasilk nhé.



( Hình ảnh: Cửa hàng Nhasilk tại 149 Đề Thám, Quận 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét