Vốn dĩ từ ngàn đời nay, lụa tơ tằm đã được coi là thứ vải “nữ hoàng” của các loại vải. Và từ đâu lụa có thể giữ vững vị thế của mình cho đến thời điểm hiện tại, rất có khả năng còn tiếp tục “thống trị” ngành thời trang trong tương lai.
Thông thường, để đánh giá giá trị một sản phẩm, người ta sẽ quy đổi các giá trị điển hình là thời gian lao động, bỏ công sức để tạo ra một đơn vị thành phẩm. Lụa cũng không ngoại lệ. Cùng Nhasilk đi tìm câu trả lời cho “Giá trị của lụa tơ tằm cao đến đâu?”
Giá trị lụa tơ tằm thiên nhiên
Lụa chẳng phải quá xa lạ đối với người dân Việt Nam ta, điều này làm đơn giản hơn cho câu hỏi “chăn tằm, dệt lụa có tốn công, tốn sức đến vậy”. Đối với thứ nghề “ăn cơm đứng này” người nông dân cần phải thật sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong suốt quy trình với thời gian tầm từ 6 tháng liên tục.(Hình ảnh: Kén tằm)
Để tạo ra thành phẩm cuối cùng là chiếc khăn, cái cà vạt, bộ váy hoàn chỉnh đến tay khách hàng tốn rất nhiều chi phí. Một số dẫn chứng dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này:
Bắt đầu với sợi tơ thô, để sản xuất ra 1kg người ta phải thu hoạch tổng hơn 5000 kén tằm, Với một sản phẩm vải lụa hoàn chỉnh nặng tầm 0.5kg thì cần dùng khoảng 3000 kén tằm. Một bộ trang phục truyền thống số kén tằm đủ để tạo nên cũng vào khoảng 3000 kén. Còn để làm ra một chiếc khăn choàng sẽ tốn 900 kén tằm.
Đồng thời chi phí nhân công bỏ ra là cực kì cao. Hầu như xuyên suốt trong quy trình từ trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, nhuộm, cắt may đều đòi hỏi nhiều sức người, chưa kể trong giai đoạn hiện tại, việc thuê được nhân công có tay nghề cũng là vấn đề khó.
Lụa tơ tằm được bán với giá bao nhiêu?
Sợi lụa thô:
Theo số liệu rất đáng tin cậy của cổng thông tin chia sẻ xuất nhập khẩu của quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Sunsir đã công bố những thông tin thú vị về xuất nhập khẩu nói chung và giá bán của lụa tơ tằm, các sợi tơ khác nói chung. Cùng điểm qua những thông tin thú vị có lẽ chưa nhiều người biết đến:(Theo dữ liệu ngày 03/10/2018) Giá lụa thô của nước này đang chạm mốc 465.750 nhân dân tệ/tấn. Quy đổi ra sẽ vào khoảng 1.583.000đ ~ 68USD/ 1kg lụa thô.
(Hình ảnh: Giá lụa thô ngày 03/10/2018)
Thông tin thêm rằng, Nếu so sánh giá lụa thô với các sợi tơ khác thì sẽ có sự “chạy dài” về khoảng cách. Cụ thể, cùng lấy số liệu ngày 03/10/2018, giá lụa thô được giao dịch đắt xấp xỉ gấp 28 lần so với sợi polyeste và gấp 19 lần so với sợi cotton.
Cùng với đó, theo đặc tính của sợi tơ tằm tự nhiên, trong lụa thô vẫn còn nguyên “vỏ bọc” là những lớp chất keo bảo vệ - sericin, chất này sẽ tan khi bạn ngâm lụa trong nước, nhưng dĩ nhiên nó sẽ làm giảm trọng lượng lụa tới 30%. Tức là, giá lụa nguyên liệu thực tế tăng 30% so với giá báo trên sunsir. Cụ thể, xưởng dệt sẽ phải chịu chi phí thực là 2.058.000đ/kg sợi lụa tơ tằm.
(Hình ảnh: Lụa tơ tằm thiên nhiên)
Con số thú vị về lụa: Lụa tơ tằm chỉ chiếm 0.2% sản lượng tơ toàn thế giới. Trong khi đó cotton chiếm 24.1% và sợi nhân tạo chiếm đến 62.4% (theo thống kê của The Statistics Portal cung cấp năm 2017). Từ những “con số biết nói” này đã minh chứng rằng lụa tơ tằm là loại vải tự nhiên hiếm nhất Thế Giới.
Dệt và nhuộm:
Theo Ông Trần Hữu Phương - Phó giám đốc hợp tác xã tơ lụa Mã Châu cho biết: Lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam thường được dệt theo khổ 90cm. Giá của lụa mỏng sẽ từ 100.000 - 150.000/m . Loại dày sẽ tầm 400.000đ/m. Ngoài ra, một số hộ có sản xuất thêm khổ 120cm. Giá ở mức 175.000 - 400.000/m đối với loại mỏng, khoảng 450.000đ/m đối với loại dày.Chưa kể, giá đó còn chưa tính thêm chi phí khấu hao. Bởi trong quá trình giặt, may độ dài của lụa ngắn bớt lại khoảng 10%. Chính vì vậy, thông thường khi bán lụa, người ta sẽ phải cộng thêm 10% vào giá bán đã nêu ở trên.
(Hình ảnh: Áo dài lụa tơ tằm)
Để hiểu rõ hơn, ông cũng đã đưa ra ví dụ cụ thể trong may một chiếc áo dài lụa tơ tằm: nếu là dệt thủ công hoàn toàn, tổng chi phí lụa chưa kể chi phí khác như nhân công, hao phí co của lụa khi giặt… đã lên đến 3 - 4 triệu đồng.
Công đoạn in:
In hoa văn lên lụa tơ tằm 100 cần những công cụ, máy học dây chuyền hiện đại. Tại Việt Nam số dây chuyền máy móc này không có nhiều bởi chúng có giá rất đắt. Không phải chỉ cần công nghệ hiện đại, kỹ thuật in cũng được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm, độ tinh xảo, của các họa tiết trên nền vải.Một lưu ý thêm, trong ngành lụa có một quy tắc bất di bất dịch đó là: lụa sau khi in giá sẽ cao gấp 2 lần lụa trước khi in. Giả sử như, bạn có một khổ lụa ưng ý trước khi in có giá là 100.000đ thì sau khi khổ lụa đó đã được in sẽ có giá thấp nhất là 200.000đ vì phí này chưa bao gồm chi phí nhân công.
Cắt may lụa: Đây là công đoạn cuối cùng và cũng lại chẳng đơn giản! Vải lụa rất khó để cắt may nên đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo và có trình độ cao thì mới có thể làm được. Tránh làm tổn thất lụa.
Giá trị văn hóa truyền thống
Bên cạnh các thông số đã được đo lường chính xác nêu trên. Lụa tơ tằm truyền thống còn mang những giá trị văn hóa đặc biệt. Lụa tơ tằm đã có từ hàng nghìn năm nay. Lụa may quốc phục cho vua chúa, lụa may áo cho các chị, các cô. Lụa tồn tại song song với đời sống người dân. Nghề lụa cùng nhân dân vượt qua biết bao thăng trầm lịch sử dân tộc, thăng trầm trong chính cái nghề dệt. Ngày hôm nay, Lụa được coi như một biểu tượng văn hóa truyền thống của người dân nước Việt, ăn sâu vào trong ý niệm dân tộc. Đây là một giá trị quý giá không thể nào có thể cân đo, đong đếm được.(Hình ảnh: Làng nghề Mã Châu)
Hy vọng từ những thông tin Nhasilk cung cấp đến bạn sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Tại Sao lụa tơ tằm đích thực lại đắt đỏ như vậy”, “giá trị của lụa tơ tằm thực sự đến đâu”... Và có thêm nhiều kiến thức lý thú về cái nghề truyền thống dân tộc - chăn tằm, dệt lụa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét