Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Nghệ thuật dát vàng trong ngành thời trang


Kỹ thuật dát vàng

Loại hình dát vàng xuất hiện cách đây khoảng 300 năm về trước, nghề dát vàng lần đầu xuất hiện ở việt Nam gắn liền với tổ nghề Nguyễn Quý Trị. Qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, nghề dát vàng vẫn không hề bị mai một và duy trì cho đến ngày hôm nay.

Kỹ thuật dát vàng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trong, nghệ nhân dát vàng phải giàu kinh nghiệm thì mới làm ra được quỳ vàng chất lượng. Để có một quỳ cần trải qua 40 công đoạn lớn nhỏ. Tóm gọn thành bốn công đoạn chính: Đầu tiên vàng sẽ được đập cho dài và mỏng, cắt thành những hình vuông nhỏ rồi đặt vào lá quỳ (loại giấy bền chắc làm từ giấy dó). Mỗi quỳ có 50 lá, mỗi lá đặt một miếng vàng rồi lên đe, dùng búa chuyên dụng đập đến khi vàng tràn bằng lá quỳ.

(Hình ảnh: Kỹ thuật dát vàng)

Sau đó lại tiếp tục cắt nhỏ vàng, đặt lên giấy quỳ và tiếp tục đập. Tính ra, trong cả quy trình người thợ phải đập đến 400 lần búa để có được quỳ vàng sau cùng. Khi những mảnh quỳ vàng ra đời, người thợ thủ công sẽ sử dụng chúng để dát lên đồ vật. Có nhiều chất liệu được dát vàng phổ biến như gỗ, tranh, tượng hay đồ đồng… và những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thời trang, “công nghệ dát vàng trên nguyên liệu vải” xuất hiện trên những trang phục thời trang trong các sàn diễn tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, trong đời sống bởi dát vàng lên trang phục vẫn rất hạn chế vì sự xa xỉ đồng thời việc dát vàng lên các chất liệu vải cũng cần sự kỳ công, cẩn thận gấp trăm lần so với các đồ vật thông thường.

Cà vạt lụa tơ tằm dát vàng 24K

Nhasilk tự hào là đơn vị đầu tiên trên thị trường tơ lụa Việt Nam cho ra đời siêu phẩm độc đáo: Cà vạt lụa tơ tằm truyền thống từ các làng nghề dệt lụa  thủ công cổ truyền kết hợp cùng với nghệ thuật dát vàng 24K. Sự kết hợp này chắc chắn sẽ đem lại cho quý khách những trải nghiệm bất ngờ.

(Hình ảnh: Cà vạt lụa tơ tằm dát vàng Nhasilk)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét